Là 1 giáo viên tiếng Anh, mình đã nhận được rất nhiều câu hỏi về "cách dạy" con tại nhà: Làm thế nào để con thích học ? Làm thế nào để con tiếp thu ? Làm thế nào để đánh giá ?... Chính vì vậy, mình viết blog này để giúp các bậc phụ huynh có những cách tiếp cận "mới" khi truyền đạt kiến thức cho con.
Trẻ trong độ tuổi từ 3 – 6 tuổi mất tập trung trong một khoảng thời gian dài hơn 13 phút là chuyện hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu ngay cả trong một khoảng thời gian rất ngắn trẻ cũng không tập trung được hoặc con của bạn đang ở độ tuổi 6 – 10 mà sự tập trung của bé cũng không hề được cải thiện chút nào so với giai đoạn trước.
Thông thường, các nhân tố bên ngoài hay những điều làm con xao nhãng sẽ liên quan trực tiếp đến phong cách học tập của con. Mỗi đứa trẻ sẽ có những cách học hoàn toàn khác nhau: có em học bằng thị giác, có em học bằng thính giác, lại có em học thông qua thực hành. Giả sử cách dạy của thầy cô không phù hợp với cách tiếp thu của con, sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng con dần dần mất chú ý và không hiểu bài.
Ví dụ, một đứa trẻ học hỏi bằng cách quan sát (visual learner) nhưng lại phải đọc một cuốn sách giáo khoa dày đặc chữ và không có hình vẽ, lẽ dĩ nhiên em cần nhiều minh hoạ trực quan hơn để có thể chú ý và hiểu được bài giảng. Hoặc giả như con bạn là một auditory learner – học bằng cách lắng nghe – con sao có thể tập trung khi nhà bạn quá ồn ào.
Theo tiến sĩ Carly Hannaford, một nhà thần kinh học và là một người làm giáo dục, có đến 85% học sinh thuộc kiểu kinesthetic – học bằng cách thực hành. Phát hiện nhỏ này đã làm thay đổi cục diện hoàn toàn. Tiến sĩ Hannaford chỉ ra rằng chỉ có 15% trẻ em là có thể ngồi học ngay ngắn, lắng nghe thầy cô giảng bài và biết lặp lại những gì được dạy. Điều này cho thấy việc có một lớp học mà toàn bộ học sinh đều ngoan ngoãn chú ý nghe giảng là điều hoàn toàn bất khả thi. Ít nhất là không thể, nếu không có sự chỉnh đốn nghiêm khắc.
1.VẤN ĐỀ NAN GIẢI
2. NGUYÊN NHÂN CUẢ VIỆC MẤT TẬP TRUNG
3. TẠI SAO LẠI LÀ FLASHCARD
Theo lý thuyết của Howard Gardner về "Đa trí tuệ", thì người dạy (giáo viên, phụ huynh) phải thực sự thấu hiểu cách tiếp thu kiến thức của từng đứa trẻ. Đa số trẻ học bằng cách "thực hành", chính vì vậy Flashcard với màu sắc rực rỡ và vui nhộn sẽ có sự ảnh hưởng rất tích cực. Rất nhiều hoạt động dưới đây cũng phù hợp với kinesthetic learner
4. CÁC HOẠT ĐỘNG VỚI FLASHCARD
Mình đã chia các hoạt động theo các mục:
- Memory (trí nhớ)
- Drilling (xoáy sâu)
- Identification (nhận diện)
- Total Physical Response (hoạt động thể chất toàn diện)
- Thử thách trí nhớ
- Xếp flash card thành vòng tròn
- Học sinh có 1 phút để ghi nhớ
- Trong vòng 2 phút, viết ra càng nhiều từ càng tốt
- Memory (trí nhớ)
- Flashcard vô hình
- Dán 9 card lên bảng
- Nhắc lại những từ trong flash card trong lúc gỡ bỏ hoặc đảo vị trí các flashcard
- Khi gỡ bỏ từng flashcard, vẽ 1 khung trên bảng để học sinh có thể lên điền từ và vẽ lại
- Drilling (xoáy sâu)
- Phát hiện từ vựng
- Che flashcard băng một miếng bìa hoặc có thể lật đi lật lại thật nhanh
- Từ từ để lộ và bảo học sinh đoán
- Khi flashcard đã được để lộ hoàn toàn, nhắc lại từ đó với nhiều giọng điệu khác nhau để rèn luyện cách phát âm
- Identification (nhận diện)
Trẻ nhỏ ở độ tuổi học đọc , flashcard hay được sử dụng là loại flash card 2 mặt - 1 mặt chữ, 1 mặt hình. Điều này giúp cho việc tập đọc và phát âm không bị "nhiễu loạn". >>> DOWNLOAD BỘ FLASH CARD YBM-SUNEDU BÊN DƯỚI
Nhìn chung, Flashcard rất hữu dụng khi học tại lớp và cả ở nhà. Có thể sử dụng flashcard để present, luyện tập và "nhắc lại" từ vựng. Mình thường cho trẻ tự làm những bộ flashcard để tự luyện tập với bạn bè và bố mẹ
LỢI NHẮN TỪ SUN EDU